Chào mừng bạn đến với cửa hàng MC&TT!
Switch công nghiệp
Máy tính công nghiệp
Bộ chuyển đổi
MC&TT Co.,Ltd

Công nghệ tự động hóa: 5 sai sót phổ biến thường gặp

Thứ Hai, 13/04/2020
Nguyễn Văn Hùng

Công nghệ tự động hóa: 5 sai sót phổ biến thường gặp

Tony Iams, phó chủ tịch cấp cao, chuyên gia tự động hóa quốc tế tại Rye Brook, New York phân tích như sau: “Tự động hóa rõ ràng đáp ứng những mong muốn của bạn, bởi bạn có thể tiết kiệm phần lớn chi phí cho việc xây dựng hệ thống máy móc thiết bị. Mặt khác, nếu bạn đang ứng dụng quá trình tự động hóa với các dây chuyền sản xuất của mình, bạn nên thường xuyên kiểm tra và chắc chắn hệ thống này làm việc chính xác. Hoặc nếu không, chúng ta sẽ gặp ít nhiều rắc rối khi hệ thống vận hành hoạt động không đồng bộ. Bạn không cần mất nhiều trí tưởng tượng về những điều rắc rối như thế này, hãy bắt tay vào xây dựng chúng ngay từ bây giờ”.

Dưới đây là 5 sai sót phổ biến thường gặp khi tiến hành tự động hóa doanh nghiệp:

1. Sai sót trong kỹ thuật
David Williams, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu tại Stamford, tập đoàn hệ thống Gartner cho biết: Nhiều công ty áp dụng công nghệ tự động hóa và họ thường lầm tưởng rằng họ đã chọn một khởi đầu đúng đắn. Tuy nhiên thực tế ở đây là cơ sở hạ tầng họ thường không thích ứng khi sử dụng các qui trình tự động mới. Trường hợp này không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp lớn, mà nó xảy ra với hầu hết các công ty con. Các thiết bị máy móc kỹ thuật cũ kĩ không được thiết kế phù hợp để có thể ứng dụng được quy trình tự động một cách dễ dàng.
Hiện nay nhiều cơ sở công nghệ thông tin đào tạo chuyên viên thường chú trọng đến những chuyên ngành đặc biệt, có nguyên tắc, ví dụ như việc điều hành máy chủ, liên kết mạng hoặc quản lí ứng dụng. Nhưng tự động hóa có thể liên kết và tự thực hiện các vấn đề này.
Williams lấy ví dụ về trường hợp hệ thống mạng phải cần được bố trí với một số thành phần tương thích trong hệ thống chính, do đó khi thực hiện một số thay đổi nhỏ, có thể bạn phải thay đổi tất cả các hệ thống bảo vệ có liên quan.
Khi ứng dụng tự động hóa, chúng ta nên đưa tự động hóa vào một dây chuyền sản xuất để đem lại hiệu quả tối ưu, nhưng hầu hết giá trị mà tự động hóa đem lại là việc tổ chức và xử lí công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống.

2. Quá chú trọng vào kĩ thuật
Có thể dễ dàng tích hợp được toàn bộ những công nghệ hiện đại trong một phần mềm tự động hóa. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lí thông tin khi thực hiện mạng lưới kinh doanh. Họ đang cố gắng cải thiện và phát triển những vấn đề này nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận kinh doanh rất lớn.
Ông Iams nói rằng theo một khía cạnh nào đó thì không nên sử dụng quá trình tự động hóa để giải quyết một vấn đề đơn lẻ. Các công ty nên xác định lại vấn đề kinh doanh mà họ muốn giải quyết, sau đó họ sẽ tiến hành giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng những kĩ thuật phổ biến đa ứng dụng. Ví dụ, một công ty muốn ứng dụng tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, họ có thể bắt đầu bằng cách tạo thêm số máy chủ bổ sung sao cho tương thích giữa hệ thống cũ và hệ tự động hóa mới. Từ đó họ có thể thực hiện quản lí toàn bộ hệ thống một cách dễ dàng hơn, linh hoạt hơn.
Vấn đề này sẽ trở nên rất hữu hiệu, việc ứng dụng tự động hóa sẽ giúp bạn cải thiện được rất nhiều về khoản chi phí cũng như tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều phương án khác có thể cải thiện được những vấn đề này. Ví dụ như các phần mềm cung cấp, hoặc các chiến lược sản xuất khác cũng có thể làm tăng tỉ lệ năng suất máy chủ hoạt động. Như chúng ta đã biết, có nhiều mạng lưới được thực hiện được theo phương thức này. “Đừng nên chú trọng vào những chiến lược mà quan trọng nhất là những lợi ích mà các chiến lược này đem lại cho nhà sản xuất”.

3. Sai lầm về mục đích khi sử dụng tự động hóa trong công nghiệp 
Nhiều công ty quan tâm đến những phần mềm tự động hóa cần quyết định rõ vấn đề đầu tiên họ quan tâm là tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả công việc.
Câu trả lời là chúng ta nên có một tương tác mạnh trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp hiện nay giữa các công ty. Hiện nay, nhiều công ty tìm cách điều phối chi phí sản xuất của họ sao cho phù hợp nhất hoặc làm giảm hao phí trong sản xuất bằng cách tự động hóa hệ thống thành từng phần nhỏ riêng biệt, hoạt động một cách liên tục. Việc làm này có thể khắc phục dần các nhược điểm dù là nhỏ nhất trên nhiều công đoạn khác nhau của toàn hệ thống và cuối cùng chúng ta sẽ cắt giảm phần nhiều nhân sự trong hoạt động sản xuất, làm giảm đáng kể một phần chi phí sản xuất.
Việc sử dụng tự động hóa để gia tăng hiệu quả làm việc chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng tự động hóa công nghiệp chúng ta nên chỉ áp dụng cho các hệ tương đối đơn giản, còn những hệ thống chuyên dụng chúng ta nên điều khiển riêng lẻ ví dụ như khi ta thêm vào hoặc bớt đi những yếu tố ảo, hoặc thay đổi định dạng các chương trình vận hành máy móc thiết bị.
Một chuyên gia phân tích nêu ý kiến của mình về vấn đề này: Qui trình tự động hóa hiện nay đã đem lại những giá trị to lớn cho hoạt động sản xuất. Qui trình này yêu cầu nhiều kĩ năng tiêu chuẩn và sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Bạn có thể cân đối phù hợp các chi phí sản phí sản xuất và tăng năng suất công việc rất nhiều.
4. Thời gian sản xuất
Ông Iams nói: “Người tiêu dùng thông minh sẽ rất thận trọng trong việc chọn lựa công nghệ thông tin ứng dụng trong sản xuất của họ. Họ thuờng xuyên kiểm tra tiến độ công việc trong những khoảng thời gian kéo dài bất thường, để có thể đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống theo một phương trình nâng cao.
5. Chưa đánh giá đúng giá trị phần mềm tự động hóa trong công nghiệp
Phần mềm tự động hóa sẽ nhanh chóng được coi là “anh hùng vô danh trong hệ thống công nghệ thông tin” khi phần mềm này đang làm việc rất hiệu quả, chính xác và được đông đảo mọi người công nhận sử dụng. Theo Williams thì đó là một sai lầm lớn.
Nhiều công ty khi đầu tư, họ cần xác định rõ những giá trị sản xuất phần mềm tự động này đem lại và họ cũng phải chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu lại lợi nhuận lớn.
Ông cho rằng: “Bạn phải chắc chắn hệ thống tự động hóa mà chúng ta xây dựng được cập nhật liên tục để mang lại lợi ích sử dụng cho người tiêu dùng. Sau đó, phải cân nhắc vấn đề ứng dụng tự động hóa nhiều hơn, cân nhắc tới vấn đề đầu tư nhiều hơn vào các công cụ và thao tác thực hiện tự động hóa trong công nghiệp”.
Để bắt tay tiến hành tự động hóa công nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, dưới đây chúng tôi đưa ra một danh sách các công cụ hỗ trợ, các phần mềm sử dụng cho việc thực hiện tự động hóa doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo những tiện ích này và chú ý không mắc phải những sai sót kể trên để áp dụng phù hợp với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp mình sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, đem lại mức lợi nhuận cao.

TIN LIÊN QUAN

Danh sách so sánh