Iot là gì ? Ứng dụng Iot trong công nghiệp và đời sống
Chia sẻIot là gì ? Ứng dụng Iot trong công nghiệp và đời sống
IoT là viết tắt 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh của ” Internet of Things ” có thể hiểu đơn giản là kết nối vạn vật với nhau thông qua Internet. Hiện nay việc kết nối giữa con người với nhau thông qua mạng xã hội là rất phổ biến, nhưng khoảng 10 năm về trước thì là một khái niệm rất xa lạ với hầu hết mọi người. IoT là một dạng kết nối rất rộng lớn, tôi dự đoán khoảng 5 năm nữa khái niệm về Iot sẽ được phổ biến như mạng xã hội hiện nay.
IoT thực sự là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin của thế giới hiện đại. Khi mỗi thiết bị, và con người được cấp một mã định danh riêng. Tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua mạng Internet mà không cần sự tương tác giữa con người với con người, hoặc giữa người với máy tính.
IoT là thuật ngữ kết nối vạn vật thông qua Internet. Như vậy vạn vật này cần điều kiện gì để kết nối Internet ? Cách hiểu đơn giản để kết nối Internet là chúng phải có một địa chỉ gọi là IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới.
Các ứng dụng IoT trong thực tế và lợi ích của IoT tạo ra cho con người
- Ứng dụng IoT cho nhà thông minh hay còn gọi là Smarthome hay phát triển xa hơn nữa là thành phố thông minh trong tương lai. Hiện nay dịch vụ lắp đặt các thiết bị cho nhà thông minh được phát triển rất mạnh. Các thiết bị trong ngôi nhà của bạn như : đèn, quạt, camera,…và các thiết bị khác sẽ được kết nối Internet. Thông qua mạng Internet người chủ có thể tắt mở các thiết bị trong nhà của mình ở mọi nơi trên thế giới chỉ cần có kết nối Internet. Có thể điều khiển thiết bị bằng máy tính, điện thoại, máy tính bảng. => Lợi ích tạo ra cho con người là gì ? Chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện, bảo vệ ngôi nhà của bạn thông qua các thiết lập khi có người bên ngoài xâm nhập,….
2. Ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp
Kết nối các thiết bị công nghiệp và điều khiển thông qua Internet; là một vấn đề cực kỳ hấp dẫn với anh em làm trong ngành kỹ thuật. Các nhà máy tại Việt Nam chúng ta hiện nay. Các thiết bị điều khiển hầu hết được kết nối với PLC, DCS hoặc SCADA điều khiển tự động hoạt bán tự động.
Nhưng khi áp dụng IoT vào trong nhà máy. Việc quản lý các hệ thống này được thông qua Internet. Người quản lý không cần đến nhà máy cũng biết được; các thông số của máy móc hoạt động ra sao. Và hơn hết chúng ta có thể điều khiển các thiết bị; được kết nối ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua Internet.
Như vậy thông qua việc kết nối các thiết bị trong nhà máy, chúng ta sẽ biết được máy móc vận hành ra sao, điều khiển thiết bị từ xa, kiểm soát mức nhiên liệu có trong bồn chứa, các nguyên vật liệu trong từng silo,…
Kết nối Internet các thiết bị và quản lý chúng thông qua Internet liệu có an toàn?
Ngày nay với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp 4.0 để tránh các rủi ro về độ bảo mật của hệ thống. Để can thiệp vào hệ thống quản lý và điều hành thiết bị của nhà máy phải thông qua các bước bảo mật. Hệ thống truy cập vào phần điều khiển sẽ bị hạn chế đến mức tối đa. Chủ yếu là để theo dõi và quản lý hiệu quả nhất thiết bị
3. Ứng dụng IoT vào nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta hiện nay. Nếu chúng ta vẫn làm theo cách truyền thống thì vẫn nhận kết quả như ngành nông nghiệp hiện nay. Thực phẩm sạch là một nhu cầu thiết yếu và là xu hướng trong tương lai. Thực phẩm không rõ nguồn gốc và dư lượng thuốc hóa học sẽ không còn tồn tại trong tương lai không xa, khi mức sống của người dân được cải thiện. Quay trở lại ứng dụng IoT trong ngành nông nghiệp chúng ta sẽ làm được gì, so với với cách truyền thống.
Nông nghiệp công nghệ cao được chia làm 2 phần : Chăn nuôi và trồng trọt.
Đối với ngành chăn nuôi thì ở Việt Nam chúng ta có trang trại của các công ty lớn như : Vinamilk, TH True Milk,…Ở những trang trại này những cô bò sữa sẽ được gắn chíp để theo dõi sức khỏe, sinh sản, sức ăn của mỗi con trong đàn,… mọi thông tin về tình hình sức khỏe của bò sẽ được đưa về trung tâm điều khiển. Khi có bò bị bệnh sẽ được cách ly và điều trị ngay. Mục đích là không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa chung, theo dõi lượng sữa của mỗi con trong trang trại, nếu không đạt năng suất sẽ thải loại.
Ngành chăn nuôi không chỉ áp dụng IoT cho chăn nuôi bò. Mà còn áp dụng sang các trang trại khác như : nuôi gà đẻ trứng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao,… Khi mọi thông tin được kết nối với nhau và tạo ra một hệ thống thông minh. Sẽ giúp việc quản lý sản xuất trên qui mô lớn trở nên dễ dàng. Và tiết kiệm rất nhiều chi phí, nếu chúng ta sử dụng con người như hiện nay.
Đối với ngành trồng trọt thì việc áp dụng IoT cho các trang trại trồng trong nhà kính, nhà màng là việc làm rất cần thiết. Việc theo dõi độ ẩm của đất, nước, không khí,… Mỗi cây trồng trong trang trại được gắn chíp; theo dõi sức khỏe của cây như : thiếu nước không, chu kỳ bón phân, phát hiện mầm bệnh có thể gây hại cho cây.
Nói đến đây có lẽ một số bạn sẽ thốt lên; cây trồng mà cũng được chăm sóc kỹ hơn con người nữa ? Nhưng thực tế thì nông nghiệp ở Mỹ, Israel,…đã và đang triển khai trên diện rộng. Nông nghiệp ở Mỹ thì chúng ta đã được xem qua hình ảnh rất nhiều; về những cánh đồng mẫu lớn, máy móc hiện đại, năng suất thu hoạch cực lớn. Nhưng đối với Israel là một câu chuyện hoàn toàn ngược lại. Họ trồng trọt trên sa mạc đấy các bạn. Ở Israel nước được xem là ” vàng trắng “. Nhưng họ đã làm được điều thần kỳ là năng suất của họ cực lớn; hầu hết các sản phẩm được xuất khẩu vào các nước châu Âu, tiêu chuẩn rất cao.
Theo các bạn việc áp dụng IoT vào nông nghiệp ở Việt Nam ta có đáng không? Khi chúng ta có quá nhiều lợi thế về đất đai, và thiên nhiên ban tặng một nguồn nước dồi dào,…