RFID là gì? Cách thức hoạt động của RFID
Chia sẻRFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ hiện nay đang được sử dụng tương đối phổ biến trên các máy quét mã vạch hay các máy in mã vạch. Vậy RFID là gì? Hãy cùng MC&TT cùng tìm hiểu về RFID, cách thức hoạt động và ứng dụng của RFID.
RFID là gì?
RFID viết tắt của Radio Frequency Identification, hay còn được gọi là nhận dạng qua tần số vô tuyến. Nói một cách đơn giản hơn, RFID là kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu từ trên một con chíp được đọc thông qua đường dẫn sóng vô tuyến. Khoảng cách truyền thông tin giữa hai vật thể thường từ 50cm tới 10 mét.
Một thiết bị hay một hệ thống RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là thiết bị đọc RFID và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là thẻ tag. Thiết bị đọc được gắn anten để thu và phát sóng điện từ, trong khi đó thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng. Mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng nhau.
Đặc điểm của hệ thống RFID
- Một thiết bị hay hệ thống RFID có những đặc điểm đáng lưu ý như sau: Các tần số thường được sử dụng là 125Khz hoặc 900Mhz.
- RFID sử dụng hệ thống thu phát sóng radio không dây, không sử dụng tia sáng như mã vạch.
- Thông tin được truyền mà không cần bất kỳ các tiếp xúc vật lý nào.
- Thiết bị có thể đọc thông tin xuyên qua các môi trường, không gian có vật cản như tường, sương, mưa mà mã vạch và các công nghệ thông thường khác không thể được sử dụng hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ RFID trong lĩnh vực sản xuất
Thẻ RFID được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ: thẻ RFID được gắn vào ô tô trong quá trình sản xuất có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình của nó trong dây chuyền lắp ráp, dược phẩm được gắn thẻ RFID có thể được theo dõi qua các kho hàng và cấy vi mạch RFID vào vật nuôi và vật nuôi cho phép nhận dạng động vật một cách tích cực. Thẻ cũng có thể được sử dụng trong các cửa hàng để đẩy nhanh quá trình thanh toán, và để ngăn chặn hành vi trộm cắp của khách hàng và nhân viên.
Với sự xuất hiện của công nghệ RFID, nhiều công việc của con người trong nhiều lĩnh vực đã có thể diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh sản xuất tại các nhà nhà máy, RFID chính là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sản xuất tại đây. Điều này được thể hiện rõ nhất qua các minh chứng dưới đây:
- Trong hoạt động sản xuất theo dây chuyền
RFID được sử dụng để thay thế thẻ Kanban trong nhà máy. Hệ thống này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất theo thời gian thực, xác định rõ thành phẩm đang được gia công ở công đoạn nào. Việc theo dõi chặt chẽ mọi giai đoạn sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp sớm phát hiện các lỗi phát sinh và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trong việc quản lý kho
Hệ thống RFID được sử dụng để phân loại các loại nguyên vật liệu, sản phẩm tồn kho thông qua hệ thống tag RFID được gắn lên từng đối tượng sản phẩm. Các dữ liệu thực tế trong kho sẽ được thu thập thông qua hệ thống RFID và đưa về lưu trữ tại hệ thống máy chủ của kho. Nhờ có công nghệ này, các hoạt động phân loại, sắp xếp, kiểm đếm thủ công sẽ được loại bỏ, thay vào đó là các thao tác xuất nhập kho nhanh và hiệu quả hơn.
- Trong công đoạn theo dõi và đánh giá sản phẩm
Tại giai đoạn này, hệ thống RFID được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại môi trường nơi lưu trữ thành phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Các thông số này sẽ được truyền về về trung tâm kiểm soát giúp doanh nghiệp kiểm soát các sản phẩm tốt hơn ở điều kiện tối ưu.
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ RFID trong sản xuất
Ưu điểm
- Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng.
Hoạt động quét mã vạch thông thường cần đến các thao tác thủ công của con người để cung cấp cập nhật vị trí nguyên vật liệu trong dây chuyền. Hơn nữa, những hoạt động giám sát này không thể diễn ra liên tục do hạn chế về con người. Tuy nhiên, với công nghệ RFID, việc theo dõi có thể được tự động hóa và diễn ra thường xuyên hơn. Điều này cung cấp khả năng hiển thị các thông tin chi tiết hơn theo thời gian thực trên dây chuyền sản xuất.
- Theo dõi các loại tài sản sát sao
Các công ty thường sử dụng RFID để theo dõi các container, pallet và các tài sản đáng giá khác. Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát chặt chẽ các tài sản thuộc sở hữu của mình đồng thời cung cấp khả năng truy nguyên nguồn gốc của các loại tài sản đó. ĐIều này giúp doanh nghiệp có thể tính các bài toán chi tiêu và đầu tư sản xuất sát sao với tình hình thực tế hơn.
- Kiểm soát số lượng hàng tồn kho dễ dàng hơn
Hệ thống RFID trong sản xuất giúp tự động hóa các thao tác kiểm soát hàng hóa trong kho, từ đó giúp giảm chi phí lao động. Việc kiểm đếm và theo dõi số lượng hàng hóa, vật tư trong kho có thể được hoàn thành trong vài phút với độ chính xác cao cùng với lượng nhân viên tối thiểu.
Hạn chế
- Đầu tư vào RFID tốn kém hơn hệ thống mã vạch thông thường
Việc gắn thẻ RFID cho các vật phẩm thường rất tốn kém, đặc biệt nếu đó là các sản phẩm giá rẻ. Chi phí đầu tư công nghệ này cho các sản phẩm đôi khi còn vượt lên giá trị của sản phẩm đó.
- Không phải công nghệ RFID đều đã được áp dụng tại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hay đối tác của họ hiện nay. Trong khi đó, để có được lợi ích đầy đủ nhất từ RFID trong sản xuất, các nhà cung cấp và tiêu dùng cần phải gắn thẻ hàng hóa hoặc đọc thẻ RFID trong các cơ sở của cả hai bên.
- Công nghệ RFID phức tạp hơn mã vạch thông thường
Thẻ đọc RFID phải được cấu hình cẩn thận để đảm bảo có thể quét thành công 100 phần trăm các thẻ. Do đó, việc đầu tư thời gian và công sức trong quá trình thử nghiệm cũng như xây dựng hệ thống dữ liệu từ RFID cũng tốn kém hơn quét mã Barcode nhiều lần.
- Quản lý dữ liệu từ trình đọc thẻ RFID.
Các dữ liệu được thu thập từ công nghệ tân tiến này lớn hơn rất nhiều so với mã vạch. Việc dữ liệu đó được khai thác sử dụng hiệu quả tới đâu lại phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp.
Kết luận
Thay vì được tích hợp tại những thiết bị quét mã vạch thông thường, công nghệ RFID đang góp phần nhỏ nhưng quan trọng vào quá trình tự động hóa sản xuất trong các nhà máy đang chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh. Tuy nhiên, trước khi đầu tư hay đưa RFID vào ứng dụng, doanh nghiệp vẫn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc chi tiết để đánh giá mức độ cần thiết và hiệu quả của hệ thống này có thực sự phù hợp với mô hình sản xuất hiện tại hay không.